Trong ngành may mặc, máy ép
keo được sử dụng rất phổ biến. Có tác dụng dùng để ép keo giấy và keo
vải.
Các loại vải hay giấy sau khi qua sử
lý ép keo sẽ trở nên cứng và dễ định hình. Chúng thường được sử dụng để lót định
hình ở các vị trí như cổ áo, đường viền túi áo, túi
quần...
Thông thường các loại máy ép keo
được cấu tạo từ các bộ phận chính sau:
Hệ thống băng tải, giúp vận chuyển
vải trong khi ép.
Hệ thống điện trở sinh nhiệt, gia
nhiệt cho keo nóng chảy.
Và một bộ phận quan trong không thể
thiếu của máy đó là 2 trục ép keo, được bọc bằng vật liệu Silicone chịu nhiệt độ
cao ( < 300 độ C ).
Ngoài ra còn có thanh gạt được làm
bằng vật liệu cao su cứng (95 Shore A) có tác dụng tẩy các vết keo dính
trên trục ép.
Cấu tạo của hai trục ép
keo:
Hai trục này thường được gọi là trục
silicone ép keo cổ áo, có cấu tạo gồm một lõi bằng thép.
Kết cấu 2 đầu trục giống nhau, gồm vị
trí đầu cốt lắp bạc đạn và vị trí lắp bánh răng truyền động.
Để tăng khả năng ép keo hiệu quả, bên
ngoài trục được bọc một lớp vật liệu Silicone chịu nhiệt có độ kháng xé rách
cao.
Độ cứng vật liệu thường từ 60 - 70
Shore A, màu trắng..
Qui cách
trục:
Đường kính ngoài (silicone) : 122
mm
Đường kính lõi sắt: 114
mm
Chiều dài trục: 1100
mm
Thông số làm việc của
máy:
Nhiệt độ làm việc từ 140 - 175 độ C
(tùy vào từng loại keo).
Tốc độ quay của trục 1 vòng/
12 - 17 s tương ứng với 5,2 m/ phút.
Lực ép của trục nhỏ hơn hoặc bằng 4
kg/cm2.
Trên đây là các thông số của máy ép
keo khổ lớn, hiệu Kannegiesses.
Truc
silicone
|
nguồn:
Nhận xét
Đăng nhận xét