Trục Cao Su Trong Công Nghệ In Offset

Chức năng chính của trục in là in mực với một tốc độ có kiểm soát lên trên bề mặt vật thể đã được chuẩn bị và lựa chọn sẵn.

Chất lượng của việc in ấn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của lớp vật liệu cao su dùng để bọc trục.

Một trục in cao su cần đáp ứng các yêu cầu sau: 
Độ bền, khả năng kháng dung môi, hóa chất của mực in, độ cứng vật liệu cao su, độ láng bóng, phẳng đẹp của bề mặt trục in cao su và đảm bảo chính xác đường kính ngoài của trục.

Những yêu cầu đặc biệt cho từng loại vật liệu cao su dùng để bọc các trục in phụ thuộc vào quy trình của từng loại công nghệ in


Ví du:      In Offset, in Flexo, in ống đồng


Ngày nay công nghệ in Offset được sử dụng phổ biến nhất trong in ấn thương mại.

In Offset là một kỹ thuật in ấn trong đó các hình ảnh dính mực in được ép lên bề mặt của trục in cao su trước rồi mới ép từ bề mặt cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.
Nguyên lý của in Offset:
Đơn vị in Offset tờ rời
In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hoá để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Ngoài ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, tức là cùng phương với tờ in sẽ được in ra. 

Trong máy in Offset, các lô cao su nằm trong hệ thống  cấp mực:

Cấu tạo chung của hệ thống lô mực in Offset
Hệ thống cấp mực (Có 4 chức năng cơ bản):
- Vận chuyển mực từ máng mực đến bản in .

- Tạo một lớp mực mỏng, có độ dày đồng đều trên toàn bộ hệ thống trục.
- Điều khiển lượng mực cung cấp nhanh và chính xác.
- Bảo đảm sự truyền mực ổn định, liên tục trong suốt quá trình in.

Cung cấp mực trong suốt quá trình in từ bản in thông qua ống cao su truyền đến bề mặt vật liệu cần in.

Cấu tạo hệ thống cấp mực:
- Máng mực: chứa mực in cung cấp cho quá trình in. Bao gồm dao máng mực, lô máng mực và các phím chỉnh mực (vít chỉnh mực)


- Lô lấy mực (chấm): Là lô nhận mực luân phiên tiếp xúc giữa lô máng mực và lô đầu tiên của hệ thống lô mực (thường là lô sàng). Thường được bọc bằng cao su tổng hợp , cao su Nitrile hay polyurethane (PU) có độ cứng khoảng 20 – 40 Shore A, lõi các lô được làm bằng thép.

- Lô sàng mực (lô tán): được truyền động bằng bánh răng, vừa quay tròn quanh trục, vừa dao động qua lại theo chiều dọc trục để phân bố và dàn mỏng lớp mực trên lô. Được bọc bằng thép, đồng hay nhựa ebonit, nylon hoặc vật liệu cao su có độ cứng 99 Shore A, dễ hấp thụ dầu tức là rất háo mực.

- Lô trung gian: được bọc bằng vật liệu cao su tổng hợp (Nitrile) hay PU Có tính đàn hồi cao, tạo ma sát giữa các lô (lấy và chà) để truyền mực và dàn mỏng lớp mực, thường gọi là lô phân phối nếu nó tiếp xúc với hai lô và gọi là lô đè (chặn) nếu nó đứng một mình.

- Lô chà mực: Chịu áp lực lớn nhất trong các lô, thường có từ 3-4 lô, có đường kính khác nhau, tiếp xúc với bản in và truyền mực lên bản.


Các ưu điểm của kỹ thuật in Offset là:

 Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì phần cao su áp đều lên bề mặt cần in.

-  Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗvảikim loạidagiấy thô nhám).

-  Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.

-  Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

http://caosu.org/



Tài liu tham kho:

1.  Rubber products manufacturing technology ( edited by : ANIL K. BHOWMICK;
MALCOLM M. HALL; HENRY A. BENAREY )


Nhận xét

  1. Tôi thấy quá nhiều ưu điểm quá. Vậy không biết nó là tối ưu hay còn công nghệ in nào khác hiệu quả in tốt hơn không?

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cảm ơn bạn, đã giúp tôi hiểu rõ hơn về công nghệ in offset.
    Theo tôi được biết trong in offset có phần lô nước nữa - nó cũng rất quan trọng, bạn có thể giới thiệu thêm được không?

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn về câu hỏi hay của bạn phamtrungdung.
    Tùy vào từng mặt hàng in và số lượng in ấn mà các doanh nghiệp chọn công nghệ in ấn cho phù hợp.
    Đối với công nghệ in Offset này thường áp dụng cho các sản phẩm có chất liệu bằng giấy như in catalogue, in profile, in tờ rơi, in tờ gấp, in phong bì thư, in ấn bao bì, ...

    Công nghệ in Offset có các hạn chế sau:

    Để có được một sản phẩm in ấn quảng cáo được in ra bằng công nghệ in offset phải trải qua 5 công đoạn: Thiết kế chế bản, Out Film, Phơi bản kẽm, In offset, Gia công sau in. Cho nên Phải in với số lượng nhiều bởi in ấn với số lượng ít thì giá thành cao (do phải trải qua nhiều công đoạn)

    Mầu sắc có sự sai lệch nhất định do các lý do sau:
    + Sau 4 lần in (bốn kẽm) mới ra thành phẩm nên không thể kiểm soát mầu ngay từ đầu.
    + Thời tiết nóng lạnh cũng làm mầu in khác đi (đây là lý giải tại sao cùng một sản phẩm mà in 2 lần vẫn có thể khác mầu nhau)
    + Nếu bộ phận outfilm lệch hoặc phơi bản kẽm non, già hoặc in áp lực mạnh, yếu, tất cả đều gây ảnh hưởng đến sản phẩm.

    - Chi phí đầu tư cho hệ thông in offset là khá cao.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn về phần câu hỏi hay của bạn hotan.
    mời bạn tham khảo bài đăng "lô nước trong máy in Offset" của tôi.

    Trả lờiXóa
  5. Ong ep rot luc giac mop phuc hoi bang cach nao

    Trả lờiXóa
  6. Đắp ống rồi mài si mạ lại. Tiết kiệm thì xài keo AB rồi lấy giấy nhám đánh lại.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét