Các khuôn dùng để sản xuất các sản phẩm polyurethane đổ khuôn có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như nhôm, thép, polyurethane, silicon, epoxy, nhựa cứng v.v… Các khuôn có thể đặc hoặc rỗng.
|
Truc in flexo lam tu cao su polyurethane |
Khi bắt đầu sản xuất một sản phẩm cao su polyurethane, việc đầu tiên là chọn đúng khuôn cho sản phẩm muốn sản xuất. Đối với các sản phẩm chưa có khuôn, ta phải thiết kế và tạo mới khuôn. Sau khi lựa chọn được vật liệu làm khuôn, ta sẽ có được hệ số giãn nỡ của vật liệu này ở nhiệt độ đổ khuôn polyurethane. Ngoài ra, có sự co rút của vật liệu polyurethane khi để nguội (từ 1.0 đến 1.6%). Hai thông số này cần được tham khảo khi thiết kết khuôn để có được sản phẩm đúng với kích thước mong muốn. Nếu muốn chính xác hơn, phải tính đến việc polyurethane, trong quá trình kết mạng hoàn toàn, sẽ hút ẩm từ không khí và giãn nở. Ví dụ, ở nhiệt độ môi trường và độ ẩm 100%, polyurethane giãn nỡ 0.6%. Sau khi có được khuôn, ta phải rửa sạch khuôn để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất; sửa chữa các hư hỏng, các vết xước.
Tiếp theo là gia nhiệt và phủ chất thoát khuôn để lấy sản phẩm ra dễ dàng. Có ba loại chất thoát khuôn chính: loại chỉ dùng một lần, loại bán cố định và loại tạo lớp màng bền. Đối với loại chỉ dùng một lần (one – shot), như tên gọi của nó, chỉ có hiệu quả trong một lần và phải phủ lại chất thoát khuôn trước khi cho polyurethane vào. Theo thời gian, chúng tích tụ lại nên có thể thực hiện vài lần đổ khuôn sau một lần phủ. Đối với loại bán cố định, chúng chứa các polyme florua, có thể thực hiện nhiều lần thoát khuôn (trên 20 lần) trước khi phủ lại. Đối với loại tạo lớp màng bền, chúng dựa trên lớp màng teflon, lớp màng polypropylen hoặc lớp màng polyeste, có thể sử dụng lâu dài. Loại chất thoát khuôn này được dùng cho các bề mặt khuôn không có khuyết tật, không bị nhiễm bẩn.
Tóm tắt từ tài liệu Castable Polyurethane Elastomer, Ian Clemitson, CRC Press, 2008, trang 75 - 77
(vtp-vlab-caosuviet)
Tag: khuôn, polyurethane, đổ khuôn, chất thoát khuôn
Nguồn:
Nhận xét
Đăng nhận xét