Thời kỳ mở đầu của ngành cao su ở phương Tây (phần 1)



Đây là khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 16 tới cuối thế kỷ 18, châu Âu bắt đầu chú ý tới vật liệu cao su từ chuyến thám hiển Amazon của Charles Marie de la Condamine.Trong thời kỳ này, chính nhờ những đóng góp của La Condamine và Francois Fresneau (cha đẻ của ngành cao su) đã mở đầu cho sự phát triển của ngành cao su ở phương Tây.

Người châu Âu đầu tiên liên quan tới cao su có lẽ là Christopher Columbus. Nhưng nếu dựa trên các tài liệu còn lưu giữ được thì vinh dự này thuộc về Martire d’Anghiera, người đã mô tả cách lấy chất lỏng màu trắng đục từ một loại cây nhất định, sấy khô để tạo một vật liệu trong suốt và hun khói để cải thiện tính chất của chúng. Sau đó, có nhiều tài liệu liên quan đến cao su nhưng chỉ là một sự chú ý thoáng qua, một sự tò mò, chưa có một đánh giá đúng đắn về khả năng sử dụng rộng rãi và tính thương mại của vật liệu này. Mãi cho tới sau năm 1736, nhờ những đóng góp của hai người Pháp là Charles Marie de la Condamine (1701 – 1774) và Francois Fresneau, ngành cao su ở phương Tây mới thực sự bắt đầu.
Charles Marie de la Condamine (1701 – 1774) 
La Condamine được sinh vào thế kỷ 18. Ông là quân nhân, nhà hoạt động xã hội, một người yêu thích nghệ thuật và thơ ca; nhưng ông cũng đam mê hóa học, thiên văn học và thực vật học. Sau khi rời đại học, ông tham gia vào quân đội Pháp khi chiến tranh nổ ra. Nhưng sau đó, ông cảm thấy môi trường quân đội không phù hợp với mình. Năm 1730, ông tham gia Viện Hàn Lâm khoa học Hoàng gia (Académine Royale des Sciences). Năm 1735, ông tham gia chuyến thám hiểm tới Pêru để đo chiều dài đường xích đạo cùng với Louis Godin và Bouguer. Họ đi theo lộ trình khác nhau và hẹn gặp nhau ở Quinto. La Condemine đi bộ từ Manta, trong khi hai người còn lại đi bằng thuyền. Năm 1736, ngay sau khi vừa đến Quito, La Condemine đã gửi một kiện hàng cao su (tất nhiên lúc này từ “cao su” vẫn chưa được sử dụng) về Viện Hàn Lâm cùng với một truyện ký dài mô tả nguồn gốc và cách sản xuất cao su. Ông dùng từ “Hévé” để gọi tên cây có chất lỏng đục như sữa chảy ra (ông gọi đó là “latex”), và tên gọi của người da đỏ Manias cho vật liệu này là “cahuchu” hoặc là “caoutchouc”.
Từ “caoutchouc” theo người da đỏ có nghĩa là “cây chảy nước”, và còn nhiều cách giải thích khác. Mặc dù chúng được giải thích theo cách nào nhưng chắc rằng chúng là nguồn gốc của các từ tiếng Đức và tiếng Anh hiện tại: “kautschuk” và “caoutchouc”. Còn “latex” bắt nguồn từ một từ Tây Ban Nha có nghĩa là “sữa” và vẫn còn được dùng cho tới ngày nay.
Chuyến thám hiểm kết thúc vào năm 1743, và La Condemine quay trở về. Ở Guiana, La Condamine gặp Francois Fresneau, một kỹ sư và một nhà thực vật học. Bị lôi cuốn bởi câu chuyện về cao su của La Condamine, Fresneau là người đầu tiên nhận thấy rằng đây là một vật liệu tiềm năng có thể ứng dụng trong công nghiệp.
(còn tiếp)
Tham khảo từ tài liệu Tears of the tree, John Loadman, 2005, trang 12 – 21
(vtp-vlab-caosuviet)
Tag: cao su, latex

Ong chup dan hoi lam tu cao su thien nhien
Nguồn:
http://www.vlab.com.vn/NewsDetail/thoi-ky-mo-dau-nganh-cao-su-phuong-Tay-p1-12022610.aspx

Nhận xét